Nếu bạn vẫn thấy crypto market khá rối và không hiểu nó đang đi về đâu thì bài này dành cho bạn. Đọc phát hiểu luôn market.
Hoặc nếu là KOL lùa gà mà sợ mấy con gà cũ cắn thì bài này cũng dành cho bạn.
2000 bong bóng .com bên đế quốc Mẽo. Về cơ bản cổ phiếu nào liên quan tới Internet và có chữ tên miền .com cũng bay tung nóc.
Giữa thời buổi loạn lạc đó 1 ý tưởng điên rồ dần hình thành. Về một Internet money, tiền online để trao đổi mua bán qua mạng. Xài web nhiều ae chắc từng gặp lỗi Error 404, nhưng còn có Error 402 Payment Required, bằng chứng về 1 online payment system đã được định hình từ xưa.
8 năm sau, đoạn 08-09. Khủng hoảng kinh tế Mỹ, để hiểu 1 cách đơn giản nhất về sự máu lạnh của ngành tài chính thì cuối tuần hãy ngồi xem phim The big short, Margin call, Too big to Fail, Inside Job theo đúng thứ tự này.
Đây là thời điểm Bitcoin ra đời và dần dần được cộng đồng yêu công nghệ Cyberpunk chấp nhận. Mọi chuyện cơm êm nước ấm cho tới 2010.
4 sự kiện quan trọng năm cuối năm 2010:
- Sàn Mt Gox, sàn trade $BTC đầu tiên ra đời. Chợ Silk Road đi vào hoạt động và là nơi đầu tiên cho phép mua bán chất thức thần, truyện séc, súng bằng $BTC.
- Julian Assange- founder Wikileak nơi chuyên leak thông tin về hoạt động ngầm của chính phủ bị phong sát. Về cơ bản là bị cắt khả năng nhận/gửi tiền bằng ngân hàng. Và người ủng hộ ông này gửi tiền cho ổng bằng $BTC.(Xem phim the fifth estate để hiểu vụ này lớn cỡ nào và vì sao không ai dám nhắc).
- Satoshi dần dần post bài ít lại và cuối cùng là im lặng trong bối cảnh $BTC trở thành tâm điểm bàn luận khi dính tới Silk Road và Wikileak.
- Và sự kiện có lẽ là quan trọng nhất thời điểm đó. Chính là $BTC miner chuyển từ CPU(giỏi đa nhiệm) chuyển sang đào $BTC bằng card màn hình hay còn gọi là GPU.
GPU mạnh ở mảng xử lí 1 tác vụ nặng, nên hay dùng cho Gaming, Render video và tất nhiên là đào $BTC. Mà theo Moore Law thì cứ khoảng mỗi 1 năm rưỡi tới 2 năm thì sức mạnh xử lí nhân đôi(số transitor nhân đôi), trong khi giá thành giảm đi nửa.
ASIC hay VN gọi là trâu đào chính là nó. Vì sức mạnh xử lí luôn tăng nên Miner phải thay máy đào và đẩy coin POW để úp bô trâu đào.
Tất nhiên Moore Law là có giới hạn và gần đây công nghệ đang đi sát giới hạn của Moore Law khi mà việc nhân đôi số transitor ngày càng khó. Để nhét thêm transistor cần làm cho nó bé lại, mà bé quá bé tới tầm hạt nguyên tử cmnr.
Cũng dài rồi, để mình tranh thủ cuối tuần rảnh viết tiếp phần 2, viết về crypto market từ năm 2010 tới hiện tại, cuối tuần vui vẻ
Phần 2:
Phần 1 đã dừng ở cuối năm 2010 đầu năm 2011 khi $BTC bắt đầu chuyển từ đào bằng GPU sang card màn hình(GPU) và Satoshi dần im lặng và biến mất.
7 năm tiếp, từ 2011 tới 2017 Bitcoin hardfork. Từ Bitcoin network tách ra Bitcoin Cash- $BCH và cái Bitcoin network hiện tại.
Nếu tâm điểm hiện tại của market xoay quanh Ethereum scaling, thì suốt 2010-17 là tranh chấp xoay quanh Bitcoin scaling.
Nâng cấp của Ethereum bây giờ có lãnh tụ Vitalik cùng Ethereum foundation lo. Nhưng hồi đó Satoshi biến mất rồi nên mỗi lần nâng cấp thì các đội lại chửi nhau tè le vì động đến lợi ích của nhiều bên. Không chỉ holder hay miner mà còn có cả chính phủ.
Khác với mấy ông Retail hiện tại còn đang tranh luận liệu $BTC có giá trị thật không hay lừa đảo, thì hơn 10 năm trước những người đầu sạn, think tank trong chính phủ đã nhận ra tiềm năng của Bitcoin.
Chim dậy sớm bắt mồi, người dạy sớm đi làm, suốt lịch sử các nước bem nhau ra sao, tất cả đều xoay quanh 2 chữ "Lợi ích". Việc có thể chuyển giao lợi ích giữa cá nhân hay tổ chức xuyên biên giới, xuyên quốc gia là miếng bánh lớn cỡ nào thì ai có kiến thức, nhìn phát hiểu luôn.
Chưa cần kể $BTC, mấy ông sống gần biên giới thì hiểu chuyện đem được vàng qua lại 2 bên thôi đã là đụng đến lợi ích của quốc gia và nếu biết sai còn cố tình làm thì đi tù như chơi. Đằng này chuyển $BTC thì gõ mấy nút bàn phím chuyển phát đi luôn.
Các chính phủ gom $BTC như sau:
- Trung Quốc: chặt rừng xây thủy điện, điện này không phải cho dân xài mà chuyên cho miner. Đây là loại điện giá rẻ và không hòa lưới, chỉ cung cấp cho miner. Nên sau này nghe TQ cấm Bitcoin thì cứ cười trừ thôi, fud cũ rích ai không hiểu bản chất mới sợ.
- Nhật: Tech đào coin của tụi này xịn nhất, đào chơi chơi với bán máy, đồng thời nghe Satoshi có vẻ giống tên Nhật. Idk maybe psyop though.
- Mỹ: nhà giàu lấy tiền mua $BTC, mở mấy cái dịch vụ giao dịch $BTC on ramp off ramp như Bitpay lấy phí. Mua máy đào từ tụi Tàu(Bitmain) về đào. Đi tìm tụi Silk Road đấm lấy $BTC về.
- Bắc Hàn: Đào tạo ra vài đội hacker chuyên đi scam. Tụi Lazarus Group là team nổi nhất.
Sao mấy ông lớn không bỏ tiền ra gom hết $BTC ? Chính phủ Mẽo thiếu tiền hay gì. Cũng 1 kiểu tư duy đó, nếu họ không thiếu tiền thì gom 1 hồi cũng hết. Chưa kể $BTC còn trinh mới đào ra không có lịch sử giao dịch sẽ được ưa chuộng.
Vấn đề Bitcoin scaling rất đơn giản: nhiều giao dịch(Tx) trên Bitcoin network quá, blocksize chỉ có 1 MB. Nhét không hết, nên mạng chậm.
Trong 1 block gồm Tx và signature(chữ kí). Tụi Bitcoin developer lâu đời nhất(từng làm việc với Satoshi) là team Bitcoin core muốn tách Signature ra riêng chỉ để lại trong block các Tx.
Thành ra blocksize vẫn chỉ 1MB mà Signature cút rồi, đỡ tốn không gian lưu trữ, nên chứa được nhiều Tx hơn. Đây gọi Segwit.
2 phe trong cuộc nội chiến:
- Phe Bitcoin Core và Blockstream. Ủng hộ Segwit.
- Phe miner Tàu và Digital Currency Group. Ủng hộ tăng blocksize.
Lúc đó dơ mặt ra hứng đạn cho phe miner Tàu có Charlie Lee- Founder $LTC, Wu- Founder Bitmain và hệ thống miner của anh ta. Bobby Lee- CEO sàn BTCC, sàn trade $BTC đầu tiên của Trung.
1/8/2017 sau nhiều tranh luận trải dài nhiều năm về chuyện blocksize. Team Miner Tàu thua và quyết định hardfork. Đẻ ra Bitcoin cash($BCH). $BCH tăng blocksize từ 1MB lên 8MB.
Miner đào $BCH xả thì lời, Bitmain thì bán được trâu đào, còn ai fomo làm holder thì ăn bô.
Chain chính hay gọi Bitcoin Core thì thực hiện nâng cấp Segwit mấy chục ngày sau đó.
Segwit 2x muốn tăng blocksize từ 1MB lên 2MB. Thì bị ăn chửi rồi bỏ qua.
Và thế là kết thúc giai đoạn Bitcoin là tâm điểm của sự chú ý. 2017 trở đi, sân khâu chủ yếu xoay quanh Ethereum scaling và $ETH. Dài rồi, chắc phải viết phần 3 về $ETH.
Phần 3:
Phần 1 và 2 đã viết kĩ về $BTC và Bitcoin network. Tiếp theo sẽ là $ETH và Ethereum blockchain. Đây là công nghệ xịn nhất trong số những công nghệ cho phép người nghèo tiếp cận và sở hữu.
Ngắn gọn về thuật toán đào $BTC cho người con số 0 về tech: Vài triệu máy tính cùng tham gia trò chơi đoán số may mắn. Ai đoán ra trước thì được thưởng $BTC. Trâu nào mạnh hơn thì đoán nhanh hơn.
Trâu đào nhà bạn mạnh hơn trâu hàng xóm, thì tỉ lệ % bạn giật giải bát hương vàng cao hơn. Theo lí thuyết thì ai cũng có cơ hội trúng, nhưng về lâu dài thì trâu ai xịn hơn tỉ lệ thưởng sẽ chia về phần người đó.
Ngày xưa mấy OG thấy dùng mấy triệu máy tính để đó quay số trúng thưởng thì phí quá. Nên đẻ ra ý tưởng đem đống máy đi làm chuyện có ích cho xã hội hơn.
Lúc đó là 2013, các dev bắt đầu thử nghiệm các khả năng khác ngoài việc chỉ dùng blockchain để chuyển tiền như:
- Namecoin: tính làm tên miền như $ENS, $ID của thời bây giờ.
- coloredcoins: tiền thân của NFT hiện đại.
- Mastercoin: đầu têu cho dòng coin ứng dụng smart contract. Ngày xưa Vitalik từng làm chung với tụi này nhưng lúc sau tách ra và sáng lập Ethereum.
Những con hàng như Namecoin nghe phát biết luôn tính năng của nó là gì. Đây là những con hàng tối ưu cho 1 mục đích nhất định, trong ví dụ này Namecoin sẽ tối ưu cho việc đặt tên miền.
Loại thứ 2 không quá tập trung vào 1 mục đích nhất định, mà có nhiều tính năng. Như con XCP ngày xưa tính làm blockchain về mảng tài chính. Cho phép chạy nhiều ứng dụng như buôn bán, vay mượn, cá độ,...
Điểm yếu của 2 hướng phát triển blockchain này là sự giới hạn. Như Vitalik ngày xưa bảo nếu nó dev ra blockchain có 20 tính năng, xong mai ngủ dậy tính năng thứ 21 ra đời thì thành ra blockchain của nó lỗi thời.
Giải pháp của Vitalik là dev ra 1 cái blockchain không hề có bất kì 1 tính năng nào. Nhấn mạnh Ethereum has no feature. Thay vào đó Ethereum là 1 nền tảng chỉ chú trọng phi tập trung và bảo mật. Còn dựa vào nền tảng đó ai muốn xây cái gì thì xây.
Ethereum là blockchain Turing complete, nói nôm na là có đủ đồ nghề cho developer xây được bất kì điều gì họ muốn, miễn là họ đủ giỏi.
Có người dùng Ethereum để dev mấy con memecoin hài hài như HarryPotterObamaSonic10Inu- $BITCOIN, cũng có người thích NFT, cũng có người dev ra những cái ngân hàng phi tập trung như $AAVE, hay dev ra sàn future/option onchain.
Tầm nhìn lúc đó của Ethereum là trở thành World Computer. Trở thành xương sống để xây dựng các ứng dụng về tài chính, IOT(internet of things), nhận diện ID,...
Điểm mạnh của Ethereum là khả năng tùy biến, dev gì cũng được. Mà thế giới này chưa bao giờ thiếu người giỏi. Team OG Ethereum không chỉ có mỗi Vitalik não to, nhưng nhiều người vẫn tiếp tục ủng hộ dự án đồng thời duy trì ẩn danh.
2014 ICO bán $ETH, gọi vốn bằng $BTC. 2015 Ethereum blockchain chạy. Tương lai sáng lạng, gia đình vui mừng, cộng đồng tung hô. Nhưng thật ra vấn đề lúc này mới dần dần xuất hiện.
Hồi đó hình như Ethereum tốc độ giao dịch 5-6 TPS. Muốn làm ngân hàng phi tập trung thì ít nhất vài ngàn TPS.
Nhưng chậm quá thì ai xài cái blockchain cùi mía này. Nên từ 2016 người ta ấp ủ 2 con đường. 1 là xây dựng dự án Layer 1 khác thay thế Ethereum hay còn được gọi là Ethereum killer.
2 là tính đường mở rộng Ethereum thông qua plasma, sharding, layer 2.
Sự kiện quan trọng nhất 2016 có lẽ vụ DAO bị hack, smart contract của DAO có bug nên bị hacker lụm mất 60M đô. Vitalik và anh em quyết định roll ngược chain về trước thời điểm bị hac.
Lúc này Ethereum hard fork tách ra 2 chain, 1 số người theo trường phái cổ điển và không đồng ý với cách làm này vẫn ủng hộ chain bị hack, tên là Ethereum classic- $ETC.
Phần 3 đã dài rồi hẹn tiếp phần 4 kể tiếp đoạn 2017 trở đi.
Phần 4: Crypto 2017 đa cấp đại chiến.
Nếu có điều gì mà những người làm đa cấp nói đúng, thì có lẽ đó là thiên tính con người thích ổn định, hơn là giá biến động lên xuống hàng ngày.
Ví dụ mua coin $BCC được lãi 0.9% 1 ngày, thay thì mua $BTC giá biến động liên tục nến xanh, nến đỏ. Đầu năm 2017 $ETH giá đâu đó 10 đô, tính nhẩm thì đã nhân hơn 30 lần từ giá ICO nên để bắt kịp xu hướng thì tâm lí chung của các "nhà đầu tư" là tìm ra $ETH và $BTC tiếp theo.
Vừa thích ổn định, lại thích không làm mà muốn có ăn, kiến thức tài chính và công nghệ tiệm cận con số 0. Nhưng được 1 cái là rất hung hãn. Mua coin đa cấp có link ref mời người được thêm tiền, mua $BTC và $ETH thì không có link ref, nhìn phát biết dự án nào tiềm năng hơn.
Dự án đa cấp thời đó thì vô vàn. từ Tây tàu tới Việt đều có. Kể tên 1 số dự án "thành công" trong việc lùa gà như Onecoin, Bitcoinnect, Regal coin, Skymining, iFan, GCC, Orange coin, Hexacoin,...
Hồi đó mình cũng chơi coin đa cấp nên hiểu rất rõ viết lại cho anh em đọc để tránh:
- Thứ nhất là không đi hội thảo ở quận Tân Bình.
- Thứ 2 là 95% dự án crypto mà tổ chức sự kiện giới thiệu đồng coin và bán gói đầu tư, hay gói đào thì là đa cấp sẽ sụp sớm. 5% còn lại là dự án sụp muộn,
- Bất kì đồng tiền nào trên lãnh thổ Việt Nam thở ra câu sẽ thay thế Việt Nam đồng làm phương tiện giao dịch như tụi Onecoin hay nổ hồi đó, thì thôi bỏ đi.
- Người Việt Nam sống tiết kiệm, như ông già mình hồi ở quê hay bảo tiết kiệm là quốc sách quốc gia. Tiền tiết kiệm nhiều thì muốn sinh lời(lãi), nên mấy sự kiện coin đa cấp mình quan sát chủ yếu là người lớn tuổi, đặc biệt hay có mấy bà chị 45, 50 ngày xưa tụi đa cấp hay gọi là "siêu kết nối" 1 người chơi chưa đủ về rủ cả họ hàng/ hàng xóm chơi chung ăn tiền ref.
Ở Việt Nam mở cửa hàng làm ăn phát đạt thì mấy tuần sau đối diện sẽ mở hàng tương tự. Hài 1 cái, người ta thấy hàng xóm "giàu" lên từ đa cấp thì cũng không chịu thua thiệt, phải nhảy vào "hệ thống 4.0" mới chịu.
Có nhiều thằng ngày xưa thấy ông bà già chết vui lắm. Đem ngay cái sổ đỏ đi ăn lãi 1% 1 ngày, xưa mình khuyên không được. Đã vậy còn rất hung hãn, nào là thay thế vnđ, nào là hệ thống có hơn 10k chi nhánh toàn cầu, rồi còn chủ tịch dự án từ châu Âu qua VN chia sẻ.
Thuê mấy thằng white monkey aka Tây trắng mặc vest lên nói đạo lí rẻ lắm. Ráng học kiến thức sau này đừng để mấy thằng phông bạt lừa.
Quay trở lại với crypto market, nói vui thì coin như $BTC hay $ETH là coin onchain. Còn coin đa cấp thì là coin offchain. $BTC, $ETH sinh ra từ sức mạnh của mấy triệu cái máy tính giải thuật toán. Còn coin đa cấp sinh ra từ mồm mấy thằng choai choai mặc vest.
2017 có 1 số trend lớn:
- Coin thanh toán ăn theo $BTC nhưng tích hợp privacy: $XMR, $ZEC, Zcoin.
- $ETH killer/blockchain layer 1: $NEO là $ETH của Trung Quốc, $ADA thay thế $ETH và sẽ giúp 1 tỉ người tiếp cận tài chính, $XRP muốn làm mạng lưới tài chính toàn cầu, $XLM có công nghệ SCP sau này được Pi network áp dụng, $VET làm chuỗi phân phối real world, founder còn đi chụp hình với cả Chủ Tịch Tập.
- Digital cash như $DASH và đàn em, cloud computer như $RLC, mxh blockchain hồi đó có Steemit.
- Coin đa cấp.
Đầu tàu công nghệ Ethereum lúc bấy giờ chậm vãi đạn, CryptoKitties ra mắt lúc cuối năm 2017 là con game nuôi mèo xong cho mèo giao phối đẻ ra mèo mới như hồi 2021 đẻ Axie vậy. Ý tưởng rất hay, nhưng 2017 Ethereum không thể chạy nổi 1 con game hot như vậy.
Dev Ethereum thì chúa delay, những chuyện như POS hay Sharding đã bàn kĩ từ 2016-17, dev đi bay lắc hết tiền mới dev tiếp.
Trong lúc đó các OG Bitcoin thì đang bận nội chiến Segwit nên cũng chả quan tâm market.
Cuối năm có trend 2017 ICO, mà dài rồi hẹn phần 5.
Phần 5: khởi đầu của Defi.
4 phần trước là hành trình từ năm 2000 tới cuối năm 2017, đầu năm 18. Tiếp theo là giai đoạn thú vị nhất của crypto, trăm hoa đua nở và gián tiếp dẫn tới sự hình thành của defi.
ICO hiểu đơn giản là bạn gửi tiền đi mua coin trước khi coin lên sàn. Ăn theo ICO $ETH năm xưa, giá ICO $ETH là 0.31$ - lúc đó mua bằng $BTC. Tới cuối năm 2017 $ETH đã 1k2$.
Fomo lắm ICO x tk tính bằng ngàn lần. Chỉ 1 số ít dự án ICO thời đó thực sự thành công như Binance $BNB hay Fantom $FTM.
Slow rug/ Pump 1 mùa rồi bỏ như Tezos $XTZ, Antshare $NEO, ICON $ICX, Quantum.
Nhưng nhiều nhất vẫn là dự án scam. Chỉ cần làm cái web, chụp ảnh founder mặc vest(cái này quan trọng). Ghi trong phần mô tả các từ khóa hot như CEO, CFO, techlead, developer,... Về cơ bản là đủ.
Nhiều dự án ICO scam hồi đó còn chả public code trong Github. Ví nhận tiền còn chẳng onchian mà gọi vốn xong nhận tiền bằng Paypal =)))). Đi từ khóa SEO dự án hot hot là được ví dụ: đối thủ Ethereum, smartcontract platform, blockchain infrastruture(cơ sở hạ tầng bờ lốc chen),... Là ok lên sàn ít nhất x3, đẹp trai thì x10 là bình thường.
Coin đa cấp, cùng cơn sốt ICO là 2 yếu tố bào sạch tiền market. Nhiều ông lúc 2018 không muốn chạy khỏi market. Vì tin rằng Institutional money is coming(tiền từ các công ty truyền thống "sắp" vào thị trường crypto bờ lốc chen 4.0).
1 phần lí do nhiều người tin vào dòng tiền từ tổ chức/công ty truyền thống "sẽ", "sắp" chảy vào crypto bởi vì những dự án blockchain tập trung vào ứng dụng thực tế thời 17-18 đã có, ví dụ như Vechain $VET. Lúc đó $VET rất hot, có dây mở rễ má với CCP và nhiều big tech Trung Quốc.
Để kết thúc bull run 17-18. Trích lời 1 Idol giới trẻ thời đó là Andre Cronje aka Fantom founder:"Chỉ 1 % là công nghệ thật, và những công nghệ này rất thú vị và có tiềm năng/đang thay đổi thế giới, còn 99% còn lại là scam".
Hồi xưa đội Fantom $FTM gọi vốn xong ôm tiền mà không biết làm gì, có dev được đâu. Lúc sau gặp Andre Cronje đưa tiền cho ông quản.
ICO, hay nói thẳng cũng là 1 cách các đội gom $BTC và $ETH của retail thôi. Mùa nào cũng vậy, không gom bằng cách này thì bằng cách khác.
Bear market 2018-19 chán ơi là chán, giá hồi lên sụp xuống cũng được đi, những có nhiều đoạn giá cứ sideway biên nhỏ. Đầy ông bỏ crypto qua đánh chứng khoán với Forex.
Văn hóa của crypto lúc này thay đổi hẳn. Cộng đồng dị ứng cực kì với mấy thằng (nhấn mạnh chữ thằng =)))) vì đa số họ trước đó là thầy hoặc CEO(xi i ô) hoặc chủ tịch/founder dự ớn.
Văn hóa ẩn danh của Crypto/Ethereum trở nên thịnh hành. Hầu hết những người còn ở lại với market đều chuyển sang psuedo anonymus, dùng biệt danh và đổi avatar thành nhân vật trong truyện hay hoạt hình thay vì để tên thật và cái mặt lên Twitter. Đặc biệt là vui lòng đừng chụp hình mặc vest đăng lên Twitter, cringe.
Sự thay đổi về văn hóa này cực kì quan trọng khi cộng đồng bắt đầu phổ biến việc đánh giá lẫn nhau bằng những giá trị mà 1 cá nhân hay tập thể tạo ra cho cộng đồng. Thay vì đánh giá dựa trên hình tướng bên ngoài. Đặc biệt là không tin mấy thằng mặc vest.
Đây là chế độ global meritocracy theo cách nói của Ray Dalio, nói nôm na miễn bạn có tài và đóng góp là được, không ai quan tâm bạn tới từ nước nghèo hay giàu, học đại học ở đâu, thạc sĩ hay tiến sĩ, bao nhiêu năm kinh nghiệm làm Xi i ô. Nhà có mấy bộ vest.
Như trong tầm nhìn của các crypto OG về global consciousness. 1 thế giới nơi tất cả những người giỏi hợp sức giải quyết những vấn đề tưởng chừng "nan giải".
Trong bear market đã thai nghén ra 2 dự án sẽ thay đổi crypto hoàn toàn là Uniswap $UNI và Chainlink $LINK. Ngồi trên máy bay chán quá viết luôn phần 5, mình sống thanh bạch đi chơi không có PGA gì cả. Hẹn ae phần 6.
Phần 6: Defi summer 2020, đỉnh cao của sự thiểu năng.
Sau 5 phần chúng ta đang ở giai đoạn bear market 2018-19. Market và price action rất chán, nhưng dev đang build những ứng dụng xoay quanh việc khai thác tiềm năng của Smart Contract(SM) và Ethereum.
Giải thích SM cho người 0 về tech: Bạn ra máy bán hàng tự động mua nước ngọt. Chọn chai nước, bỏ tiền vào, máy xác nhận tiền, nhả chai nước ra cho bạn.
SM được lập trình để hoạt động đúng qui trình đó. Nếu bỏ không đủ tiền thì máy không bán nước, còn nếu bỏ dư tiền thì máy trả tiền dư.
Ứng dụng đơn giản của SM như Uniswap, chả khác cái máy bán hàng tự động là mấy. Bạn bỏ tiền vào thay vì mua nước thì swap token.
Những ôn thần defi developer đời đầu bắt đầu làm ra nhiều thử nghiệm để xem ngoài mua bán đơn giản như Uniswap thì SM còn có thể làm gì:
- Lending/vay mượn: Compound $COMP, $AAVE
- Onchain liquidity: Synthetix $SNX, Bancor $BNT
- Cho phép mint stablecoin onchain như MakerDAO $MKR
1 vấn đề duy nhất. SM sẽ chạy theo đúng như những gì nó được code. Mặc dù dev code sạch, không rug. Nhưng vẫn có rủi ro SM bị hacker tấn công. Và nếu anh em bỏ tiền vào SM rồi SM bị hack thì anh em mất tiền.
Ở đây tồn tại rủi ro, mà lại thiếu lợi ích/incentive/risk premium. Không phải 100% cộng đồng đều yêu công nghệ. Động lực nào để người dùng mạo hiểm bỏ tiền vào chơi defi bây giờ?
Đâu đó giữa năm 2019, Synthetix $SNX là dự án đi đầu trend liquidity mining. Thưởng token cho user nào dep tiền vào dự án và cung cấp thanh khoản.
Bear market kiếm tiền khó khăn, bây giờ đưa tiền cho thằng khác giữ xong nó trả lãi cho mình. Ngon. Đầu năm 2020 các dự án dần bắt trend và học theo. User cũng hiểu bài và bắt đầu dep tiền vào dự án cung cấp thanh khoản nhận về token, hay gọi là yield farm, gọt tắt là farm.
Công nghệ hay, ý tưởng hay, developer có tâm hỗ trợ nhiệt tình. Nhưng user thì cực kì khôn lỏi, và giai đoạn thiểu năng nhất của defi bắt đầu.
Ví dụ giao thức lending Compound: Bạn bỏ tiền vào cho người khác vay, nhận lãi tầm 8%/ năm. Ông khác đi vay tiền thì cần trả lãi 12%/năm. Khá giống với ngân hàng và lending bình thường.
Nhưng ngoài lãi tới từ việc vay/mượn tiền ra. Compound còn in token $COMP ra thưởng cho bạn vì đã cung cấp thanh khoản. Mà $COMP thì lại tăng giá liên tục. Nên user nghĩ tới việc tự vay tiền của mình để farm $COMP.
Thế nên bỏ 1k $USDT vào, tự vay ra 800 $USDT. Đem 800 $USDT đó bỏ lại vào, vay ra 640 $USDT. Lấy 640 $USDT bỏ lại vào rồi lại vay ra... Quá trình này gọi là loop.
Ở truyền thống làm vầy là lỗ, nhưng trong defi với việc dự án in token ra thưởng thêm thì lại là lời.
Tục cái nữa. Khi cộng đồng dần dần biết, thì dân tình đổ xô đi vay $USDT làm lãi vay tăng đột biến. Có những thời điểm chỉ farm/loop bằng stablecoin lãi đã 150%-200%. Chưa kể giá $COMP x5 x6 liên tục.
1 dự án thành công thì tất nhiên có vô số dự án fork mọc lên theo cho anh em farm. Hầu hết đều Ponzi hơn rất nhiều, trả lãi cao hơn, không có user thật mà toàn farm xong chạy nên dự án nhiều mà chết cũng nhanh.
Lúc đó ngày thức 16-18 tiếng ngồi canh dự án nào lãi cao hơn để xoay tiền qua farm là chuyện rất bình thường. Làm ngày nào cũng ngồi máy tính canh thì hại sức khỏe.
Nên Andre Cronje dev ra con Yearn finance- $YFI. Qui trình vay tiền ở dự án A, đem qua dự án B farm, xong lấy collateral ở dự án B đem sang dự án C farm là rất có lời. Yearn đơn giản hóa qui trình này bằng cách user chỉ cần nạp tiền vào vault của Yearn, còn lại dự án sẽ làm hộ và trả lãi cho bạn.
$YFI moon từ 10 đô lên 30k đô, Andre thì được phong thánh. Covid cũng bắt đầu phổ biến nên lockdown người dân trong nhà, mọi người có thời gian cờ bạc với crypto và defi hơn.
Anh em lúc đó farm ponzi all day.
Phần 6.5: Thiên thời
"Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa" từ ngày xưa người nông dân đã biết quan sát thiên thời để đưa ra những dự đoán tương lai.
Mình nói rất nhiều về thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Cứ cắm mặt cày rồi tự hỏi tại sao mãi không khá, lí do vì nhân hòa chỉ là 1/3 câu chuyện. Để thành sự, phải quan sát được rõ vị thế của bản thân mình trong mối quan hệ đối ứng với ngoại cảnh bên ngoài.
Trend is friend. Có thuận thiên thời và địa lợi thì làm ít được nhiều. Vì có thiên thời + địa lợi + 1 chút nhân hòa = hơn 2/3. Không có thiên thời và địa lợi mà chỉ nổ lực hết sức = 1/3
Vậy nên người đời nhìn vào bậc trí giả thấy họ nằm im chờ thời thì cho đó là hèn, kẻ trí giả thì hiểu chữ nhẫn, nên không quan tâm tới lời người ngoài. Sự hiểu lầm này tồn tại từ thời xa xưa tới tận bây giờ.
Hoàng Trung sinh không gặp thời, Ngọa Long tiềm phục trong núi đợi thời.
Lưu Bị vốn bắt đầu ở thế yếu nhất trong tam quốc. Thời điểm chiến thần Lữ Bố vừa mất ở Hạ Bì, thế của Tào Tháo đang mạnh chuẩn bị Nam tiến. Trong lúc đó phía Nam Chu Du vẫn còn sống và gồng gánh Giang Đông.
Khổng minh chọn tọa sơn quan hổ đấu. Phải đợi sau khi Tào Tháo thua trận xích bích, 2 bên Tào Tháo và Tôn Quyền cùng bị thương thì mới có khoảng trống cho Lưu Bị phát triển.
Từ người nông dân, tới quân sư thời tam quốc đều nhận ra tầm quan trọng của quan sát thiên thời. Vậy, thiên thời trong crypto là gì?
Đáp án đơn giản là kinh tế vĩ mô. Còn đáp án đầy đủ là kinh tế- chính trị- xã hội.
Để hiểu dược toàn cảnh bull run 2020-2021 thì cần nhìn thấy thiên thời lúc dó đẹp như thế nào:
- Đầu 2020, covid bùng phát ở Trung. Tháng 3 Mỹ bắt đầu tuyên bố tình trạng khẩn cấp và khuyến khích người dân ở nhà. Trước dự phóng kinh tế tồi tệ sắp tới. Chỉ số chứng khoán Mỹ Dow Jones giảm mạnh, gần như chia 2.
- Short market về lòng đất dường như là điểu hiển nhiên, gần như là free money. Thế nhưng ngoài kinh tế ra còn có yếu tố chính trị và xã hội.
Donald Trump và e kíp của sếp đang nắm nội các chính phủ Mỹ. Chuẩn bị cho mùa tranh cử 2020-2024. Sự thành công của ông và chỗ đứng của Đảng cộng hòa phụ thuộc cực kì lớn vào sự thành công của thị trường chứng khoán.
Khía cạnh xã hội Mỹ cũng chả lạc quan mấy. Dân Mỹ ruộng cực kì hung hãn với nhiều bang của Mỹ có tỉ lệ đa sắc tộc cao. Việc trộn lẫn nhiều nền văn hóa không khó tránh khỏi va chạm. Những người dân bình thường sẵn sàng bỏ qua những bất đồng về văn hóa vì họ có chung 1 mục tiêu đó chính là kiếm tiền và xây dựng 1 cuộc sống hạnh phúc.
Bây giờ kinh tế đóng cửa, thất nghiệp tăng. Tu chính án số 2 của Mĩ cho phép người dân sở hữu súng. Nếu bất kì dấu hiệu nào về việc dân đói thì sẽ có bạo loạn. Sau đó có bạo loạn thật mà không phải do dân đói(mà do Soros) =)))).
Lúc này tổng thống Trump gọi điện cho FED đem máy tiền ra phát cho dân. 2 nghìn tỉ, rồi 6 nghìn tỉ in ra. Nhiều ông lúc đó mù tài chính cho rằng cứ in tiền là lạm phát xong hô kinh tế Mỹ sụp tới nơi, lên mạng viết bài kể chuyện lạm phát Đức sau WW1 ngồi tinh tướng như đúng rồi.
Nhưng tất cả những gì xảy ra là tiền được in ra chảy thẳng vào thị trường cổ phiếu và chứng khoán. 2 year bond yield(lãi của loại trái phiếu 2 năm) lúc này đâu đó tầm 0.1%. Lãi quá thấp, tiền không chạy vào trái phiếu.
Còn lí do vì sao in tiền mà lạm phát ko tăng bung nóc. P=MxV với P là giá, M là cung tiền, V là vòng xoay dòng tiền. Dân ở trong nhà hết, V thấp, tiền ko tiêu ra ngoài được mà chôn hết trong market rồi.
Lúc đó thuận thiên thời nên đánh là lên thôi: 40M dân mất việc? market go up 100k người chết toàn cầu? market go up Kinh tế toàn cầu đi vào suy thoái? market phá ATh