Phần 6.6: Địa lợi

Khi 1 người ngắm nhìn thời thế, dễ thốt lên 1 câu: "bất công". Nhưng vốn dĩ thiên đạo công bình. Mà vì công bình nên vô tình. Đất trời vận hành theo đúng qui luật của nó. Vạn sự dù tốt hay xấu dưới góc nhìn của con người, khi đặt vào góc nhìn toàn cảnh đều xảy ra là có lí do.

Hơn 60 năm về trước, Mỹ đã chiến thắng WW2 trên cả chiến trường lẫn thương trường. Xác lập nên trật tự thế giới mới xoay quanh nước Mỹ, như cái cách trước đó Đế quốc Anh và Hà Lan đã từng làm.

1 thế hệ đã lớn lên trong hoàn cảnh kinh tế bùng nổ hậu thế chiến. Khi mà đất đai, nhà cửa vẫn còn rẻ, công việc dồi dào. Sinh hoạt cộng đồng hay theo tiếng việt là tình làng nghĩa xóm vẫn còn. 1 người chăm chỉ làm việc 3 năm đã có thể mua được nhà. Đây chính là tầng lớp middle class của Mỹ mà người ta hay gọi sau này.

Thế hệ Boomer lớn lên với thiên thời, địa lợi ở phía mình. Không nói rằng ai cũng giàu, nhưng Boomer lớn lên trong môi trường gần như toàn diện nhất về các mặt quan trọng như cộng đồng, sức khỏe, tinh thần, giáo dục và tiền bạc.

Và đâu đó hơn 60 năm sau, cụ thể là năm 2020-2021. 1 thế hệ Zoomer hay ở VN hay gọi là gen Z cũng đến tuổi trường thành và bước chân vào đời.

Quang cảnh có thể nói không mấy lạc quan khi mà đất đai nhà cửa đã trở nên đắt đỏ(so với thu nhập trung bình). Cái tinh thần lạc quan, cái hào khí dân tộc của nước Mỹ đã biến mất, giấc mơ Mỹ là 1 cái gì đó xa vời. Cộng đồng và tôn giáo, vốn là 2 chỗ dựa tinh thần của người dân, thì bây giờ lại bị lên án nơi đất Mỹ.

Thứ còn lại cho gen Z, là 1 vùng đất không mấy thân thiện với thế hệ của họ. 1 xã hội mà thứ ngự trị bây giờ là 1 mix giữa hedonism(chủ nghĩa hưởng lạc) và capitalism(chủ nghĩa tư bản)- Tạo ra 1 vòng lẩn quẩn đi làm, tiêu tiền, hết tiền thì vay nợ, tháng sau đi làm có tiền trả lại. Nhờ ơn Soros.

Thử quan sát: Ra quán nhậu thì thế hệ chú bác/boomer bàn chuyện làm ăn, gia đình, con cái. Toàn chiến hữu làm ăn mấy chục năm ngồi với nhau.

Gen Z đi nhậu thì bàn chuyện drama showbiz, xu hướng thời trang, còn không thì ngồi kể khổ chuyện công ty. Nhiều người đi trước thường nhìn vào đây chê bai thế hệ này thế hệ nọ.

Nhưng why work? Sao lại phải bỏ công sức ra làm trong khi tương lai dường như chả có hi vọng? Tài nguyên(Đất đai, tài sản) đều đã phân chia xong. Đến đời này này chỉ có làm công ăn lương, làm xong ăn xài cho đã.

Thế hệ nào cũng vậy, phần đông nào có mơ cao xa làm ông này bà nọ, chỉ 1 căn nhà sau đó thành gia lập thất là ước mơ bao đời. Tầm 18-25 tuổi lương 10-15 triệu làm khi nào có nhà 3 tỷ. Thế nên không có động lực để phấn đấu như các thế hệ trước lúc tài nguyên chưa chung chia xong cũng là điều dễ hiểu.

Sự bất đồng và khó thấu hiểu dẫn đến khó vị tha cho nhau giữa 2 thế hệ này không khác gì thùng thuốc súng đợi kích nổ.

Người sinh sau đẻ muộn, thì cơ hội cũng ít dần.

Khi 1 người ngắm nhìn thời thế, dễ thốt lên 1 câu: "bất công". Nhưng vốn dĩ thiên đạo công bình.

Gen Z là thế hệ đầu tiên được dạy dỗ bởi Internet. Và vì tiếp xúc sớm với văn hóa toàn cầu trước khi bản thân định hình được 1 bộ thế giới quan riêng, nên dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng tư tưởng tốt lẫn độc hại.

Địa lợi, là chỉ việc sử dụng môi trường xung quanh làm lợi thế cho chính mình.

Covid lockdown 2020-21, Gen Z lúc đó đã nhìn ra được cơ hội chuyển mình, lần đầu tiên hoàn cảnh xung quanh không chống lại họ nữa. Với những công cụ mạnh mẽ như Tiktok và Twitter, thế giới ảo trên mạng là sân chơi riêng của họ.

1 thế hệ khao khát đổi đời, sở hữu những công cụ truyền thông mạnh mẽ cộng với thị trường crypto. Các thế hệ cha chú sắp được thấy bullrun thiểu năng nhất mọi thời đại bắt đầu.

Phần 7: bullrun 2021 Làm sao để giá token tăng thật mạnh nhất có thể? Là câu hỏi mình thường thảo luận với các dự án trong discord. Nếu dev chỉ quan tâm tới tech dự án và không bàn về token mình thường sẽ rời đi. Mỗi dự án 1 lĩnh vực khác nhau, nhưng có 1 điều chúng tôi thường đồng ý là để token pump thật mạnh. Thì việc mua token phải dễ dàng, càng dễ càng tốt. Trường hợp lí tưởng là 1 người thiểu năng về tài chính, không biết xài Metamask, hay thậm chí trading view cũng có thể mua token. Tưởng tượng dòng tiền đó sẽ lớn như thế nào. Và điều đó đã trở thành sự thật. Bull run 2020-21 là lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ phát tiền mặt cho toàn dân xài, mà lãi suất trái phiếu thì tiệm cận 0%(tiền chảy sang đầu cơ cổ phiếu và crypto). Robinhood, 1 sàn cổ phiếu phổ biến với gen Z và 9x ở Mỹ cho phép mua bán $DOGE. Người dân không phải trải qua bước P2P hay OTC lấy tiền mặt mua $USDT. Mà chính phủ gửi tiền trợ cấp covid về tài khoản ngân hàng, lấy tiền đó mua thẳng $DOGE. Elon Musk, đóng vai trò mấu chốt trong phi vụ bump Dogecoin này. Nhưng tại sao lại chọn Dogecoin- 1 con memecoin, mà không phải chọn $BTC hay $ETH hay thậm chí $SOL là 1 con hàng rất hot thời điểm đó có mỗi quan hệ mật thiết với chính phủ Mỹ. Sau tất cả, vì sao lại là $DOGE? Counter culture, là chỉ phong trào đối ngược với văn hóa, khuôn phép chung của xã hội. Ví dụ như hồi năm 60s của Mỹ có phong trào hippie để tóc dài, hút cần, bú nấm, đàn hát ghita cả ngày chả đi làm việc gì. Hay phong trào nữ quyền, đồng tính quyền gần đây. Chưa bàn nó xấu hay tốt. Chỉ là ví dụ về những phong trào phản văn hóa. Hay counter culture. $BTC$ETH, hay $SOL là đại diện cho phe dự án công nghệ trong crypto. Và có thể đến đây anh em đã đoán được, phe counter culture chính là memecoin. Dẫn đầu bởi $DOGE. Gen Z là 1 thế hệ rất thông minh và đặc biệt là nhạy trend. Nhưng rất tiếc nếu không đầu thai trong gia đình có của. Thì cuộc đời sau này gần như chả có hi vọng mua được cái nhà. Mà ở Mỹ hay VN đều giống nhau ở 1 điểm, ấy là người giàu thì ít mà người nghèo thì đông. Tất cả những sự cay đắng, vô vọng của 1 thế hệ ngày qua tháng khác dần dần hình thành 1 counter culture của riêng gen Z và 9x. Khi mà việc chill đời, không cầu tiến, làm vừa đủ tiền chỉ để ăn xài, hay bên Trung gọi là văn hóa "nằm thẳng". Trở thành counter culture phổ biến trong xã hội. Biểu tượng của thời đại này chính là Iphone. Sở hữu Iphone vốn chưa bao giờ là vì công nghệ, tất cả mọi người kể cả người mua Iphone thiểu năng nhất cũng đều hiểu với cùng tầm giá. Có rất nhiều dòng điện thoại xịn hơn Iphone. Nhưng cái thiên tài của Tim Cook so với Steve Job. Là biến Iphone từ 1 kì quan công nghệ, trở thành 1 món xa xỉ phẩm đại diện cho địa vị xã hội. Có thể cái túi Louis Vulton không quá xịn về mặt chất liệu so với cùng tầm giá. Nhưng mặc đồ LV là sang rồi. Cuộc chạy đua về địa vị xã hội. Giống như mấy con cua trong xô, con này ngỡ nó đứng cao hơn con kia. Nhưng tất cả đều ở trong xô. Những con cua sử dụng cả đời đi làm kiếm tiền, chỉ để mua được cái Iphone mới, trong góc nhìn của người đứng ngoài cái xô. Bạn có thể thấy sâu trong ánh mắt của những sinh vật này muốn leo ra ngoài như thế nào. 1 số con cua dần nhận ra chính Boomer, đã đặt họ vào cái xô. 2021, Elon Musk, giáo chủ phái Doge, dẫn theo con dân vô vọng của mình đi đến sự giải thoát khỏi kiếp sống hèn mọn. Khi 2 counter culture hào quyện với nhau. Kèm với sự truyền giáo qua Tik Tok. Dogecoin là tấm vé để giải thoát, tấm vé đạt đến tự do tài chính. 1 hành động thiểu năng như việc all in vào 1 đồng memecoin hình con chó trên Internet đã lời nhiều hơn bất kì quĩ đầu tư của Boomer nào có thể kiếm trong 1 thập kỷ.

Phần 7.5: Curve War- 1 trận nhất thống thiên hạ.

Mình được tài phiệt Lý Gia thành(Đông Lào) truyền lại cho bài vị thế tài chính, và bây giờ mình sẽ truyền lại cho bạn:

Đầu tư, hiểu đơn giản là bỏ 1 khoảng tiền ra ở hiện tại, kì vọng sau này thu về lợi nhuận. Mà tương lai đâu ai biết trước, nên thành ra. Đầu tư là luôn đi kèm rủi ro.

Gia tăng lợi nhuận, và giảm thiểu rủi ro là đam mê của mọi dân chơi tài chính. Từ đó có thể chia người tham gia thị trường tài chính ra thành 5 tầng từ thấp tới cao.

  1. Hội anh em dân chơi- Player: Nằm ở tầng thấp nhất, không kiến thức, thiếu khả năng tư duy nhưng được cái rất thích hóng kèo và khi kèo lõm thì chửi rất căng.

Mục tiêu của đội này là "chơi" tài chính, chơi thì được vui, nhưng tiền thì hầu hết là mất. Có lẽ điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với các player ở tầng bậc này đó là họ được cho kèo thắng. Thắng thì tự tin, vỗ ngực: "tao giỏi", sau đó all in và mất tiền.

Sau khi mất tiền thì hầu hết rời thị trường, 1 số ít chày cối ở lại bắt đầu đi học của leo lên tầng bậc mới.

  1. Trader: đã biết phân tích(kĩ thuật, cơ bản, vĩ mô), đã hiểu trade không ai là thánh mà kèo nào cũng ăn, nên biết quản lí vốn. Tự phân tích ra kèo, lời ăn lỗ chịu. Lên Twitter hóng thông tin là chính, có hóng kèo thì cũng tự biết kiểm tra/dyor lại.
  2. Tầng của thầy bà, admin, KOL: người ở tầng 5 thường chửi người tầng 3 rất ghê, những câu kiểu: "nếu thằng đó trade ra tiền thì đã không đi dạy". Còn người ở tầng thầy bà thì họ bận kiếm tiền, nên không có thời gian để ngồi cãi nhau với các dân chơi.

Những group call kèo lỏ, kèo admin mồm hô mua tay bấm bán xả đầu member rất nhiều. Group này chết thì admin đổi tên mở group khác. Hầu hết người mất tiền vào những group này thường là dân chơi ở tầng 5.

Trader sống lâu trong thị trường dần dần sẽ nhận ra việc không phải bỏ tiền ra trade và chịu rủi ro mà vẫn thu được lợi nhuận là cực kì hấp dẫn. Nên nếu có kiến thức và nói có người nghe, không lí do gì lại không mở lớp dạy. Chính thức nâng cấp bản thân lên tầng thầy bà.

  1. Tầng của sàn giao dịch, nhà tạo lập cuộc chơi: Dù là con bạc hay Trader thì cũng đã quen với câu "nhà cái luôn thắng". Lợi nhuận thì miễn bàn, nhìn sàn Crypto và sàn Forex ở muôn nơi.
  2. Banker: Chịu trách nhiệm in tiền và quản lí, điều phối dòng tiền. Để rõ ràng sự cách biệt giữa tầng 5 và tầng 1. Thì dân chơi tầng 5 chăm chăm đi kiếm tiền, còn tầng 1 thì in được ra tiền.

Giữa mùa bullrun 2021, cuộc chiến tranh giành xem ai được ngồi vào vị thế Banker của crypto bắt đầu.

Luật chơi rất đơn giản: Curve finance là giao thức kiểm soát thanh khoản của Defi market. Ai kiểm soát được Curve finance sẽ chiến thắng. Nên mới gọi là Curve war.

Các phe tranh giành nhau bằng cách gom token $CRV. Đúng kiểu mua nhanh không hết coin.

Tầng 1: Curve finance và các Curve-killer khác, ví dụ như nguyên hệ sinh thái Wonderland- $SPELL của Dani. Cha nội Dani xưa đòi xây defi 4.0 các kiểu. Nhưng cuối cùng team Curve thắng Dani.

Tầng 2: Các dự án muốn kiểm soát Curve, như Yearn- $YFI, Frax- $FXS,... Ở tầng này Convex- $CVX thắng và giành được quyền kiểm soát Curve.

Tầng 3: Nhiều dự án phái sinh ăn theo trend. Như kiểu Dopex- $DPX, hay Redacted Cartel- $BTRFL. Với mô típ chung là Convex đã chiến thắng Curve war nên anh em chuyển sang gom $CVX.

Tất nhiên Convex không giữ lại quyền kiểm soát Curve cho bản thân mình mà đem nó ra buôn bán. Các dự án defi sau này kinh phí eo hẹp nhưng muốn có thanh khoản từ Curve hoàn toàn có thể đút lót(bribe) $CVX staker.

Đánh xong trận này defi đi vào mùa đông lạnh giá tới giờ vẫn chưa có dấu hiệu comeback. Mình đoán tương lai mùa defi mới sẽ xoay quanh thanh khoản của LSD token như $stETH.

Dài rồi, hẹn phần sau.

Phần 7.6: Cross chain

Sau những dự án Ethereum killer đi vào lòng đất của năm 2017-18 như $ADA, $NEO, $ICON, $EOS.

Các chain ETH-killer mới như $SOL, $FTM, $AVAX thực sự đã có những giai đoạn tỏa sáng của riêng mình và hình thành hệ sinh thái riêng.

Hệ mới, kèo mới. Duy nhất 1 vấn đề, làm sao đem tiền từ Ethereum sang chain mới, ví dụ Solana? Có 2 cách:

  • Thứ nhất là lấy $ETH trong ví gửi lên sàn Cex- vd #Binance, sau đó swap $ETH sang $SOL rồi gửi $SOL xuống ví ở chain Solana.
  • Thứ hai chuyển tiền thẳng từ Ethereum sang Fantom mà không thông qua sàn Cex, mà sử dụng cầu(bridge) chuyển on chain.

Chuyển tiền thông qua sàn Cex là cách an toàn nhất với người mới, nhưng với các Whale muốn ẩn danh thì bắt buộc phải dùng bridge.

Ví dụ: chuyển 1 $ETH từ Ethereum sang Solana bằng cầu Wormhole. Quá trình thực tế là bạn khóa 1 $ETH vào smart contract của Wormhole trên Ethereum. Sau đó smart contract của Wormhole trên Solana sẽ nhả ra 1 $wETH cho bạn. Với tỉ lệ 1 $ETH= 1 $wETH.

Ưu điểm của bridge là không cần user thông qua KYC như sàn Cex, nhưng khuyết điểm thì khá chí mạng, đó là bridge dễ bị tấn công. Chính cầu Wormhole đã bị hack mất 120k $ETH, trị giá hơn 320M đô vào thời điểm đó.

Mô hình của bridge đã xác định trước là không thể thành công lâu dài. Khi nếu 1 bridge nào đó thành công nối tất cả hệ sinh thái. Thì đồng nghĩa với bridge đó trở thành tâm điểm cho các hacker tấn công.

Nếu có 1 thế giới nào đó lí tưởng, nơi nhiều bridge cùng chung sống hạnh phúc với nhau. Trong đó cầu A phát hành $aETH, cầu B phát hành $bETH, cầu C phát hành $cETH. Dẫn đến thanh khoản của $ETH bị phân mảnh mỗi cầu 1 loại $ETH.

Với tốc độ mỗi tháng lại có vài chain mới, và sắp tới các chain Layer 1 lại đẻ ra Layer 2, và Layer 2 sẽ đẻ ra Layer 3. Cần có 1 giải pháp nào đó kết nối thanh khoản của tất cả các chain 1 cách an toàn.

3 loại giải pháp sẽ dẫn dắt Narrative này:

  • Thứ nhất, IBC của Cosmos, hay bánh xe công lí của Polkadot: ý tưởng chung là tất cả các chain cùng chia sẻ hệ thống/nền tảng công nghệ. Từ đó các chain cùng xây dựng dựa trên IBC trong hệ Cosmos sẽ tương tác với nhau dễ dàng hơn.

Còn với bánh xe công lí Polkadot, các chain sẽ cùng được gắn trên "bánh xe" sau đó Polkadot sẽ đóng vai trò như nền tảng giúp các chain giao tiếp với nhau.

Vấn đề của loại giải pháp thứ nhất, vì bắt buộc các chain phải sử dụng chung 1 loại "tiêu chuẩn" như IBC. Nên thành ra thiếu khả năng mở rộng.

Ví dụ chỉ những chain sử dụng IBC bên trong hệ Cosmos mới có khả năng tương tác mượt mà với nhau. Còn giữa các chain sử dụng IBC tương tác với các chain ngoài hệ Cosmos lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

  • Thứ 2, là giải pháp xử lí theo hướng của Layer Zero đang phát triển hiện tại. L0 sẽ là nền tảng chung giúp tất cả các blockchain có thể "giao tiếp" với nhau.

Điều này nghĩa là smart contract trên Ethereum có thể tương tác với coin trên BNB chain hay Solana. Miễn là các chain này cùng sử dụng Layer Zero.

  • Thứ 3, giải pháp mang tính á đù nhất. Tưởng tượng IBC x Layer Zero, đẻ ra CCIP của Chainlink. CCIP tự xưng là 1 dạng tiêu chuẩn mở(a new open standard for cross-chain communication) để giải quyết bài toán Cross chain.

Vừa là 1 tiêu chuẩn như IBC, lại vừa không bị giới hạn như trong bất kì 1 hệ sinh thái/Chain nào như Layer Zero. Cá nhân mình thấy khi nào ra big new thì $LINK sẽ dumo nên thôi...

Giải pháp thứ 1 chỉ còn là quá khứ. 2023 sẽ là cuộc cạnh tranh giữa Layer Zero và CCIP. Người thắng sẽ được đứng ra thu phí của việc trung chuyển 45B liquidity cross chain^^.

Những con hàng ngon dùng tech của L0: $PENDLE, Rage Trade, TapiocaDao, $RDNT, $STG,...

Phần 8: Bày binh bố trận cho 2024. Trọng tâm của phong cách cách đầu tư của mình rất đơn giản:"sự chú ý". Mình muốn coin mình hold nhận được sự chú ý của cộng đồng và dòng tiền. Đây là những Narrative và coin sẽ x10 mà mình đi tiền chuẩn bị cho 2024. 1. Monolithic vs Modular: Nói nôm na 1 chain cực mạnh làm hết mọi việc như Solana vs nhiều chain chỉ tập trung vào cùng chia việc ra để làm. Ví dụ Celestia chỉ chuyên Data Availability(DA), hay Layer 2 của Ethereum chỉ tập trung xử lí giao dịch rồi gửi báo cáo về Ethereum. Trong Narrative này. Monolithic sẽ hot câu chuyện alt-VM. Với nguyên bản Ethereum có EVM, Solana có SVM và câu chuyện mới sẽ là Parallel Execution hay PE-EVM của Monad, Move VM hay Eclipese đem SVM của Solana đi làm Layer 2. Modular khởi đầu với câu chuyện từ Celestia đẻ ra 1000 Roll up dùng $TIA làm phí DA. Tiếp theo sẽ là Dymension và Hyperlane. Mình sẽ giải thích 2 dự án này làm gì trong Narative modular: Ví dụ như Arbitrum hay Optimism hiện tại chỉ xử lí giao dịch, anh em không cần lo câu chuyện Arbitrum xử dụng Proof of Work hay Proof of Stake. Vì phần việc này đã có Ethereum lo. Mối quan hệ giữa Dymension và các Rollapp cũng vậy. Dymension sẽ giống như Ethereum và Rollapp giống như Layer 2. Nói theo kiểu kĩ thuật hơn 1 tí, Dymension sẽ là Consensus Layer cho Rollapp, và Celestia làm DA Layer. Bên cạnh đó, Dymension Hub còn đóng vai trò làm 1 cái AMM như Uniswap để anh em trade các token của Rollapp cùng với cung cấp bộ công cụ để Dev có thể đẻ ra Rollapp dễ dàng hơn và thống nhất với nhau. Và thứ 3 là Hyperlane, với 1000 Rollup chẳng hạn, mỗi việc đi cầu từ chain này sang chain khác đủ tạo cảm giác như địa ngục. Mỗi việc hacker hack cầu đã là rủi ro rất lớn cộng thêm quản lí a-token, b-token, c-token trong ví rất oải. Hyperlane hình dung nó là 1 nền tảng ở giữa đứng ra kết nối đống chain này. Hãy hình dung 1 cách low IQ như thế này: LayerZero, hoặc CCIP nhưng có dính thêm chữ Modular. Ngoài ra trend Modular còn rất nhiều kèo mình sẽ cập nhật thường xuyên như kiểu $NTRN, lúc mình shill cho anh em mình đã nói rất đơn giản là vì nó dính chữ Celestia vào dự án nên nó pump thôi. $OP thì chơi với EigenLayer, $ARB thì chơi với Celestia. Thời điểm làm 1 cái Optimistic Roll up/Layer2 mà tự nhận là bước tiến về công nghệ đã là 1.5 năm trước. Hiện tại việc thêm 1 chữ Modular vào dự án là cực kì cần thiết cho việc pump coin.

Tất nhiên, không được quên market buy Monad khi nó ra token.

  1. Interoperatelity/Cross-chain: Mình đã đề cập ở phần trước. Nói ngắn gọn cho anh em nào chưa đọc là hãy mua $LINK 6 đô và LayerZero ngon.

Bag mùa này mình có bổ sung thêm $PYTH vào chung với $LINK cho mảng Oracle. Không để coin nào quá thoải mái 1 mình được, phải mua đối thủ của nó.

  1. Bộ ba vàng trong đống rác hệ Cosmos: $KUJI và $TIA đều đã bay, chỉ còn con cuối cùng là Berachain, con hàng này làm cực kì nhiều VC lo lắng khi gọi vốn 40M mà dev mãi không xong.
  2. Là memecoin: rất đơn giản thôi, thứ gì thu hút sự chú ý của người mới mà lại hài hài? Là memecoin. Mình chọn $PEPE và $DOGE để hold cho mảng này.

Hầu hết người mới định giá đắt rẻ dựa vào giá coin thay vì market cap hay FVD. Vì dụ pepe 0.0000x là rẻ, mà $BTC 100k là đắt. Market cap và FDV, là thứ sau khi đu đỉnh mới đi học thay vì vừa vào thị trường đã học.

Meme hệ khắc chữ cũng thú vị, nhưng mình sẽ im im chơi 1 mình kkk.

  1. LSDfi/Restaking: EigenLayer nằm ở vị thế thú vị khi có dính 1 phần nằm ở trend Restaking aka LSDfi. Với 1 phần Eigen DA nằm ở trend Modular.

$stETH của mình để trong đây lâu lắm rồi, EigenLayer sẽ là con hàng không thể thiếu khi đu trend này. Hype không lối về.

Còn chuyện EigenLayer có biến Ethereum thành Terra $LUNA thứ 2 hay không thì cũng không quan trọng lắm. Hãy pump $ETH của tôi đi bằng bất cứ cách nào...

  1. GameFi cũng sẽ là Big trend, mình không nghi ngờ gì về điều này. Chỉ là chưa chọn ra con hàng dẫn trend mà mình thực sự ưa thích thôi.

Trọng tâm của phong cách cách đầu tư của mình rất đơn giản: "sự chú ý".

Ví dụ ở số 1. Monolithic vs Modular, mình chọn những con hàng ngon nhất ở 2 hệ. Thay vì lên mặt bảo rằng Modular ngon hơn, hay Monolithic sẽ ngon hơn.

Mình thích sự tranh luận và chửi nhau của Fan 2 hệ. Mặc dù trên Twitter mình không đi chửi ai bao giờ. Lí do bởi vì càng chửi, thì càng thu hút được sự chú ý của cộng đồng. Và mình thích coin mình nhận được sự chú ý. Giống như có mấy chục ngàn shiller miễn phí vậy.

Còn cuối cùng con nào thắng thì thật ra cũng không quan trọng với mình lắm. Miễn coin tăng giá là được.

Dành cho anh em nào đọc xong vẫn không hiểu con gì ngon và mình sắp xếp đội hình như thế nào thì đây là bản ngắn gọn:

  1. $TIA, Dymension, Hyperlane, Monad,...
  2. L0 airdrop, $LINK, $PYTH,...
  3. $KUJI, $TIA, Berachain.
  4. $PEPE, $DOGE, Inscription.
  5. EigenLayer với $stETH.
  6. Chưa chọn.

Đây sẽ đội hình bước vào 2024. Tất nhiên, tiền ảo biến động liên tục. Coin có thể ngon lúc này mà không ngon lúc khác là bình thường. Nên mình vẫn lên Twitter hàng ngày cập nhật market và cũng sẽ cập nhật những con hàng ngon mới khi có trend mới đẻ ra.

Ví dụ tại sao lại không có coin AI trong list. Lí do vì mình bán gần hết rồi và đang kiếm coin khác để vào lại chứ không hẳn do nó không ngon kk.

Phần 9: Tại sao đánh tiền ảo? Con người nhỏ thì cần ăn, cần đi học, to hơn tí thì cần tiền đi chơi, đi nhậu. Lớn hơn tí nữa thì cần chăm lo gia đình, trên ba mẹ già, dưới có con nhỏ. Ai có sở thích về các loại cây như đào nữa càng tốn. Nên là nhiều lúc làm 1 năm xong, cuối năm quay đi quay lại chi tiêu hết cũng chẳng còn dư lại bao nhiêu. Cảm giác chân thì chạy suốt ngày, nhưng hết năm thì thấy người vẫn ở vị trí cũ nó không mấy vui vẻ gì. Bao năm vẫn bài ca cũ, lương 10 củ 20 củ ở Sài Gòn nào xây được nhà? Con đường trước mắt, đó là nếu đi làm chăm chỉ và thực sự giỏi, sống tiết kiệm và cầu mong không có chuyện gì xảy ra với sức khỏe của bản thân hay gia đình trong hơn chục năm. Thì đâu đó 35-40 tuổi sẽ về quê xây được nhà. Với điều kiện là phải thực sự giỏi và chịu làm, cộng thêm tiết kiệm tới mức không chi tiêu cho con cái aka không đẻ con. Nghề nào cũng vậy, người leo lên cao dù bằng thực tài, quan hệ hay may mắn,... Sẽ luôn là số ít. Điều này để lại số đông mịt mờ về tương lai. Theo quan sát của mình, con người, 1 khi đã không còn hi vọng cho tương lai, thì sẽ không nỗ lực nữa, dừng lại ở mức "đủ sống". Điều này không chỉ riêng Việt Nam, mà hiện tại là hầu hết các nước. Có thể nói tình hình cách biệt giàu nghèo của các bên như Hàn Quốc còn nghiêm trọng hơn Việt Nam. Ván bài đã đánh xong từ nhiều chục năm trước, đất đai, tài sản đã phân chia xong. Có thể nói cơ hội đổi đời cho người dân bình thường như kiểu ngày xưa 5 cây vàng mua 1 miếng đất sau đó nó tăng lên vài tỉ đã không còn. Không còn hi vọng, thì con người sẽ ngừng nỗ lực. Chịu khổ sống tiết kiệm vì điều gì. Đặc biệt sẽ tệ hơn nếu(tỉ lệ rất cao) bạn không phải quá giỏi hơn người, cũng không chịu hi sinh sức khỏe ngồi uống đêm tới sáng, hoặc chỉ đơn giản là bạn không may mắn. Cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra, bất động sản ngày xưa vì sao rẻ. Là vì những khu đất lúc đó còn hoang vắng, chưa có điện, đường, trường, trạm. Cái gì trông xấu xấu tí thì mới có giá rẻ để mua. Vậy tại sao lại đánh coin? Vì cơ hội đổi đời của thời này, là đánh coin. Đầu mùa coin thì gọi là đầu tư, cuối mùa coin thì gọi là cờ bạc. Bản chất là bỏ tiền vào mua và đợi giá cao hơn bán, nên với mình gọi là đầu tư hay cờ bạc cũng được. Ngày xưa lúc người xung quanh biết chơi coin thì ánh mắt họ lạ lắm. Những câu hỏi kinh điển mình trả lời không biết bao nhiêu lần tới mức gần như sau này không muốn giải thích nữa. Ví dụ: Tại sao tiền ảo là game tổng bằng không mà vẫn chơi, tại sao không đầu tư dài hạn cổ phiếu hay thậm chí ăn lãi trái phiếu? - Lí do vì nghèo. 30 triệu đánh chứng giỏi hơn cả Warren Buffet, cho 1 năm x2 tài khoản. Cuối năm dư ra thêm 30 triệu nó về cơ bản không giải quyết vấn đề. Trong tất cả các tài sản có thể đầu cơ hiện tại thì tiền ảo có lợi nhuận lớn nhất cho người cầm số vốn nhỏ rồi. Những người chơi đi tìm kiếm cơ hội và không có quá nhiều tiền để mất+ thêm những team dev thường xuyên trong lao động có sáng tạo= đường giá biến động cực mạnh và trở thành đặc trưng của Crypto. Tết nghỉ đủ 10 mùng rồi làm lại, năm mới chúc anh em vào chơi tiền ảo chốt được ra tiền thật. Tiền ảo 4 năm đại hội cờ bạc 1 lần bullrun, logic bullrun sẽ là thời điểm kiếm tiền dễ nhất, thời điểm càng dễ thì càng phải chăm chỉ mà bào market. Twitter là nơi tuyệt vời để tìm signal đánh coin, nhưng càng tới bull market thì càng có nhiều người mới gia nhập thị trường và kéo theo nhiều cuộc tranh cãi không hồi kết về "coin của m" so với "coin của t". Hoặc "coin cộng nghệ" và "coin chó mèo". Lợi thế của các dân chơi mới vào 1 mùa là chọn coin rất ghê, cứ mua coin đang tăng mạnh là nó lại càng tăng mạnh. Yếu điểm là không chốt thôi. Vì mãi ngồi cãi nhau. Hài cái là mùa sau altcoin chết như rạ, lại vẽ game mới coin mới. Còn người đã từng trải qua Bear market rồi sẽ chốt được và 99.99% là chốt non(vì chỉ có 1 giá đỉnh và 1 giá đáy), nhưng sẽ lại hiểu là cầm được tiền lời ra khỏi sòng bạc được là thắng rồi. Nếu sau này bạn tình cờ tìm lại được bài này, thì hãy nhớ là những cuộc tranh luận mang tính triết học về thị trường có thể để hêt bullrun bàn sau, ráng bào tiền của market đem ra ngoài đã rồi tính. Những thứ như hold altcoin qua mùa bear vì công nghệ, vì tầm nhìn, vì cộng đồng,... Nó rất xa xỉ và chỉ thực sự nên làm nếu anh em đã giàu hoặc ít nhất là chốt lời ra rồi. Còn anh em đang ôm nhiều đô thì cũng không cần hoảng. $ETH còn rẻ, tính theo chu kỳ 4 năm thì đầu 2024 giống đầu năm 2020, thì $SOL tính ra cũng còn chưa ra mắt, $AXS vẫn còn là dự án hidden gem. Nên là kèo x100 vẫn còn đó. Nhưng cần người đánh tập trung để đu vào. Mình tin dù ở mảng coin công nghệ, hay gamefi, hay memecoin cũng đều sẽ đẻ ra vài đồng x cực kì to. Thời điểm này không sớm không muộn, là thích hợp để chọn 1, 2 mảng bản thân mạnh để research, từ kiến thức của chính bản thân mới là nền tảng tốt nhất để hold chắc tay tới TP.

Phần 10: Binh vô thường thế.

"Khi nào sóng memecoin kết thúc, em hold coin công nghệ khó thở quá sếp".

Bài này phân tích tận gốc vấn đề+ tình hình market mùa này rồi trả lời cho câu này. Bối cảnh:

10/2024, lượn phần comment trong post của mình trên Twitter có anh em hỏi như trên.

Mình tính rep cmt là thật ra mình cũng không biết, nhưng nghĩ lại thì như vậy mặc dù thật nhưng mà hơi lười biếng. Liệu có phải do mình không biết thật không?

Để bàn chuyện kết thúc thì nên bàn về hoàn cảnh tại sao sóng memecoin thường thường ở cuối mùa lại chạy vào hiện tại:

  • Theo mình lí do chính là mùa này việc lùa gà và lấy tiền của Retail/cộng đồng đã hiệu quả hơn mùa trước rất rất nhiều từ cả VC, dựu án lẫn KOL.

Ở phía altcoin:

Kéo dài thời gian chôn vốn/TVL bằng việc ra point, list sàn đẩy 1 cây cap cao rồi xả xuống, đem locked token của Investor đi stake xong đem lãi stake đi xả, làm cho tokenomic thì không lạm phát, mà tổng cung token thì cứ tăng đều. Mua bán OTC locked token, bán SAFT token để exit sớm,...

2 tượng đài công nghệ hệ $ETH Starknet thì dev chửi cộng đồng, TGE sớm 2 năm cho quĩ xả. $EIGEN thì cũng TGE sớm cho quĩ kịp xả vào năm sau nhưng không cho cộng đồng trade bằng cách khoá token. 6 tháng saukhi khoá, team không ra tokenomic và cũng không khoá token của Investor(trong khi khoá của cộng đồng thì giỏi lắm).

Những yêu cầu về cho 1 dự án tiền ảo TGE thấp hơn rất rất nhiều so với Cổ phiếu list sàn. Những chuyện như dev leak cho nhau điều kiện nhận airdrop, dev tự farm dự án mình ok là đã được cộng đồng chấp nhận. Nhưng mùa này dev còn gửi list đòi hối lộ, rồi dự án như Zksync airdrop lọc bằng tay không lời giải thích về điều kiện nào để nhận air.

Rất nhiều chuyện làm hiện tại mình muốn gọi altcoin công nghệ mùa này là altcoin VC vì VC với dự án ăn chủ yếu. Chart list lên xả dần xuống cộng đồng mà hô hào dca là dca tới chết.

  • 1 bên chia sẻ về $EIGEN như thế này: Việc tụi Investor stake locked token là cần thiết để bảo về mạng lưới.
  • Thế phần thưởng từ staking lock token cũng nên khoá chứ?
  • ...T không nghĩ vậy. Đây là thị trường tự do nếu dự án thông báo điều này trong doc/tài liệu thì việc stake locked token là chấp nhận được. Dù gì hầu hết dự án proof of stake đều làm vậy...

Người được lợi từ việc này sẽ là dự án và VC. Khi họ farm ra đem bán và người lỗ sẽ là Whale cầm $ETH đi farm và retail. Whale có gom góp tiền đi farm cũng không nhiều bằng VC farm bằng lock token.

Chưa kể dev gọi vốn quẩy banh xác mấy năm chưa dev xong.

KOL tây mùa này shill coin công nghệ thì còn ảo ma hơn nữa. Threador hay cả KOL lớn nhận token OTC từ dự án đem đi shill rồi xả. Không cần trade luôn, vụ 1intro vài chục KOL bị lộ group kín đem coin đi xả chỉ là 1 trrong rất rất nhiều coin.

Sóng hidden gem onchain là việc threador lỏ nhận coin từ dự án đem đi shill xong xả ngay lập tức. List 10 đồng coin onchain tiềm năng x100 bro, kèo này sẽ x10 ngay bro. Sau đó đem coin đi xả ngay khi tge.

Altcoin chán quá qua chơi memecoin:

Nơi trình on chain của anh em đã lên cấp liên tục. Từ việc check contract, check ví xem token phân phối như thế nào. Tới việc dùng snipbot trở nên thông dụng.

Memecoin cabal thì cũng có team đằng sau gom hàng trước, kẻ chart lái giá rồi xả. Cuộc chơi cũng không phải hoàn toàn màu hồng.

Đánh đấm tới mức này thì Binance(Yi He) đứng ra giải quyết, altcoin thì phải phân bổ cho cộng đồng còn memecoin thì hàng CTO, hàng dev bỏ dự án , hàng lâu đời có cộng đồng thì Binance mới list spot.

Và từ đó chúng ta đang có sóng meme hiện tại. Cụ thể là Memecoin mà cộng đồng nắm nhiều đang chạy, gọi vui là cult coin. Khi holder những đồng này cực kì chày cối với dự án và thay vì trả tiền cho KOL shill như kiểu $MEW. Thì anh em holder kiêm shiller work for my bag đi spam cmt shill trên Twitter.

Game tài chính người an người thua là bình thường, nhưng không thể nào VC, dự án, Cabal bú hết được. Anh em retail hay kể cả whale thấy không thơm thì đi mảng khác đánh. Nên tình hình market hiện tại là đúng và nên như vậy.

Vậy nên khi nào sóng meme kết thúc thì mình nghĩ không hẳn là cách tiếp cận chính xác vấn đề. Mà câu hỏi nên là khi nào có Altcoin công nghệ đủ vip, đủ xứng đáng để anh em chuyển qua mua sẽ là hợp lí hơn. Market mà ai muốn mua gì thì mua chứ sao mà ép được.

Nhu cầu tìm 1 dự án Altcoin công nghệ không có VC đi vòng seed x100 lần sau đó stake locked token xả đầu retail trở thành 1 cái gì đó tưởng chừng là bình thường nay trở thành 1 ước muốn xa xỉ.

Dev nói giọng kiểu thích thì chơi không thích đừng chơi, bố m cần m chắc.

Nguyên 1 lỗ trống rất trong thị trường. Của những người cần 1 con hàng công nghệ đàng hoàng, team không chửi cộng đồng, không có VC xả trộm. Công nghệ theo đúng nghĩa là có cái gì đó mới thay vì Layer 2 thứ 69, dự án AI on chain thứ 99.

Con hàng mình chọn cho từ giờ tới cuối mùa để lắp đầy nhu cầu này của market là Hyperliquid. Chi tiết mình đã giải thích ở nhiều bài trước, anh em vào tờng search mấy post Hyperliquid đọc.

Dự án không có VC, có sản phẩm thật có cộng đồng người dùng. Layer 1 tích hợp BFT và EVM soon. Nhưng quan trọng là minh bạch và có chút vibe làm mình nhớ về những ngày xưa cũ.

Bitcoin, hay Ethereum, hay cả Cardano đều bắt nguồn từ những cộng đồng. Dev cũng là user. Dùng Bitcoin đầu tiên là Satoshi và dùng thứ 2 là 1 ông tech nerd làm về Crypto. User ngồi tán dốc với Dev trên diễn đàn và sau này chính user thành miner để chạy chain.

Cộng đồng Etherum(ít nhất là thời 2018 về trước) dev cũng ngồi thảo luận với user, 2 bên tôn trọng nhau. Phía sau cái avatar anime và cái tên hài hước trong crypto rất có thể là Whale 7 8 số.

Không như hiện tại. Bố m là dev m muốn xài thì xài không xài thì đi chỗ khác. Miễn token t tăng giá là được. Cách tiếp cận này đồng ý là giá tăng bạn đúng nhưng không phải là cách xây dựng cộng đồng ủng hộ lâu dài.

Những giá trị xưa cũ và lí do blockchain tồn tại nên được tôn trọng. Công bằng và công khai xanh chín. Hiện tại đã bớt đi nhiều và mình khá ghét hướng đi hiện tại. Nhưng cảm xúc cá nhân qua 1 bên. Đó là hướng đi hiện tại của market.

Binh vô thường thế. Nôm na giống chúng ta hay bảo nhau học trong trường nó khác ra ngoài đời nó khác. VC và dự án họ quẩy được thì do họ cao tay. Dân chơi retail thì chỉ có lựa chọn 1 mua con này 2 mua con khác 3 short 4 nghỉ khỏi chơi nữa.

Sắp tới market altcoin sẽ xoay quanh việc trade. Dev đẩy giá dev đúng, sau đó bán cho kịp. Kèo hold được thời gian vài tháng trở lên sẽ khá ít. Mình tích tiền đợi Hyperliquid TGE ra token đu vào thêm.

Có lẽ 1 điểm tốt trong môi trường hiện tại là nếu 1 dự án nào thực sự bùng nổ. Thì cả market sẽ bu vào đó đánh vì còn lại như đb. Cùng 1 trend nhưng chỉ 1 2 con tăng mạnh đám còn lại ngồi nhìn là bình thường.

Mùa này vẫn sẽ ra kèo x10 x20. Nhưng đánh đổi là altcoin season đâu đó Q1/25 thì mức tăng của toàn market sẽ thấp xuống so với mùa trước. 1 phần là nhiều coin quả, 1 phần coin lên VC xả vội.

Binh vô thường thế. Lần thứ nhất ra tin vĩ mô tốt, anh em long lên ăn. Lần thứ 2 cũng là tin tốt, nhưng có khi lên rồi quét xuống rồi mới lên. Trader thay đổi, thì VC, hay dự án cũng có thể thay đổi. Mục tiêu chung vẫn là kiếm nhiều nhất có thể mà thanh khoản cũng chỉ có nhiêu đó.

VC bán OTC cho nhau thì cũng xả đầu nhau, họ cũng không đần mà tới 1 lúc nào đó không lời nữa thì nhu cầu mua bán OTC cũng cạn, VC+dự án quay lại đẩy coin ngoài market kéo thanh khoản. Nhưng bao lâu thì khó nói.

Thành ra người chơi cũng thay đổi, nếu họ đã không tôn trọng cộng đồng. Thì thôi không mua hoặc qua memecoin kiểu như Yi He nói chơi. Cá nhân mình thì ngồi đào bới 1 vài dự án công nghệ còn làm ăn đàng hoàng như Hyperliquid để đánh.

1 phần vì mình không có niềm tin để nhồi vol to vào memecoin, 1 phần vì entry etc etc,... Anh em chơi coin cũng hiểu.

Và mình nghĩ vẫn còn 1 bộ phận rất lớn dân chơi tiền ảo mùa này ở cùng tình huống của mình. Và sớm muộn họ cũng sẽ xuống tiền cược vào 1 số ít team dự án làm ăn đàng hoàng của mùa này.